Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về Thuế Thu Nhập Cá Nhân và tầm quan trọng của nó trong hệ thống thuế của một quốc gia.
1. Định Nghĩa Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Thuế Thu Nhập Cá Nhân (Personal Income Tax) là khoản thuế mà cá nhân phải trả dựa trên thu nhập mà họ kiếm được từ các nguồn như lương, lợi nhuận từ đầu tư, hoặc các hoạt động kinh doanh cá nhân. Thuế này thường được áp dụng theo mức thuế biến đổi tùy theo mức thu nhập của người đó.
Theo Sổ tay thuế 2021 của PwC Việt Nam, đối tượng cư trú thuế là các cá nhân đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm tính thuế;
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (bao gồm có nơi ở được đăng ký trên thẻ thường trú/tạm trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam với thời hạn từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế) và không thể chứng minh là đối tượng cư trú thuế ở nước khác.
Đối tượng cư trú thuế chịu thuế TNCN bao gồm tất cả các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài biên giới Việt Nam, không có sự phân biệt giữa nơi trả hoặc nhận thu nhập:
- Với thu nhập từ tiền lương/tiền công, cách tính thuế dựa trên biểu thuế lũy suất lũy tiền từng phần
- Với các loại thu nhập khác, cách tính phụ thuộc vào mức thuế suất khác nhau
Đối tượng không cư trú là các cá nhân không đáp ứng điều kiện để trở thành đối tượng cư trú được.
- Với thu nhập từ tiền lương/tiền công, mức thuế suất là 20%
- Với các loại thu nhập khác, cách tính phụ thuộc vào mức thuế suất khác nhau. Tuy nhiên, đánh thuế các loại thu nhập này cần được tham chiếu với quy định tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam.
Vai trò của thuế thu nhập cá nhân:
Thuế thu nhập cá nhân được coi là nguồn thu quan trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước. Tiến trình tự do hóa thương mại khiến thu nhập của nhà nước từ thuế XNK giảm đáng kể, trong khi nhu cầu về chỉ tiêu tăng và điều kiện chức năng của nhà nước ngày càng mở rộng.
– Đóng thuế thu nhập cá nhân góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế đồng thời thu hút nguồn nhân lực, đảm bảo đảm sự cạnh tranh trong khu vực.
– Thực hiện mục tiêu điều chỉnh kinh tế của nhà nước như một công cụ điều tiết vĩ mô, thông qua chính sách ưu đãi, miễn giảm khiến người dân có định hướng hơn trong tiêu dùng và đầu tư
– Minh chứng hợp pháp cho nguồn thu nhập của cá nhân. Người nộp thuế cần thực hiện kê khai các khoản thu nhập khi thực hiện thủ tục nộp thuế thu nhập cá nhân, do đó Nhà nước có thể kiểm soát tính hợp pháp
– Vai trò giảm thiểu chênh lệch thu nhập và tầng lớp. Tại nhiều nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội. Ở Việt Nam vẫn còn sự khác biệt rõ rệt giữa thu nhập của các tầng lớp nhân dân, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam chiếm tỉ lệ nhỏ trong dân số nhưng lại có nguồn thu nhập lớn so với phần đông người dân.
2. Vì sao người lao động phải nộp thuế thu nhập cá nhân:
Thuế thu nhập cá nhân là một nguồn tài chính quan trọng cho chính phủ để cung cấp các dịch vụ công cộng và hạ tầng cơ bản cho cộng đồng như giáo dục, y tế, an ninh, hạ tầng giao thông, và các dịch vụ công cộng khác.
Thu nhập cá nhân được coi là cách để tăng cường bình đẳng xã hội bằng cách yêu cầu mọi người đóng góp theo khả năng tài chính của họ. Hệ thống thuế có thể được thiết kế để đảm bảo rằng người có thu nhập cao sẽ phải đóng nhiều hơn so với người có thu nhập thấp.
Tiền thuế có thể được sử dụng để đầu tư vào các dự án công cộng và cơ sở hạ tầng, tạo ra cơ hội kinh doanh và tăng cường phát triển kinh tế.
Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội và tuân thủ pháp luật. Việc đóng thuế giúp hỗ trợ các hoạt động chung của chính phủ và duy trì các dịch vụ cần thiết cho cộng đồng.
Giúp chính phủ chi trả cho một loạt các dịch vụ và chương trình cho một dân số lớn, từ việc hỗ trợ người già, trẻ em đến việc duy trì an ninh và phát triển kinh tế.
Tổng thể, thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển cộng đồng, cung cấp các dịch vụ cơ bản và đảm bảo sự công bằng xã hội trong việc đóng góp cho các nhu cầu chung của xã hội.